Cách thực hiện bài cúng chúng sinh rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là một ngày tâm linh đối với văn hoá Việt Nam và hoạt động nổi bật nhất có lẽ là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn tháng 7. 

 

Người xưa quan niệm rằng tháng 7 âm lịch – tính từ ngày 1/7 cho đến 29/7 là tháng Diêm Vương mở cửa địa ngục cho phép các vong hồn về thăm lại người thân, gia đình ở nhân gian. Vị vậy từ rất lâu về trước cho đến nay cứ đến ngày rằm thì dân ta thường làm lễ cúng để những vong hồn vất vưởng không quấy nhiễu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cúng đúng cách vì vậy thường gây ra hiện tượng phản tác dụng gây ra hậu quả khó lường như rước ma quỷ vào nhà. 

Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch đúng

Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch đúng

Cúng chúng sinh vào ngày, giờ nào? 

Thường thì bài cúng chúng sinh sẽ được thực hiện vào buổi chiều đến tối bởi quan niệm rằng ma quỷ sợ ánh sáng. Thông thường mọi người sẽ tiến hành cúng vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch bởi 2 ngày này được cho rằng là ngày cuối cùng mà âm phủ mở cửa và buộc tất cả vong hồn phải quay trở về. 

Ngoài đường, trước sân, ngã ba thường được chọn là nơi để thực hiện bài khấn chúng sinh bởi những âm hồn lang thang sẽ không vào được nhà do có Thổ Công – Ông Địa trấn giữ nhà. 

Khấn chúng sinh rằm tháng 7 cần những gì ?

Để thực hiện bai cung chung sinh đúng đắn thì sẽ cần những đồ dùng như sau:

– 1 chén Muối, gạo

– 12 chén cháo trắng

–  Ngũ quả: 5 loại khác màu nhau

– 12 viên đường hoặc kẹo

– Tiền và quần áo giấy nhiều màu

– Nước, 2 ngọn nến và nhang

và tiền giấy thật nhiều mệnh giá.

 

Mâm đồ cúng chúng sinh rằm tháng 7

Mâm đồ cúng chúng sinh rằm tháng 7

Khi chuẩn bị cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 thì nên lưu ý, cúng chay là tốt nhất bởi người xưa quan niệm nếu cúng đồ mặn sẽ gợi nên nhưng dục vọng, tham sân si của những vong hồn đã khuất.

Bài khấn cô hồn rằm tháng 7

Dưới đây là bài khấn chúng sinh rằm tháng 7 theo chuẩn được các chùa lớn tại Việt Nam lưu hành.

Bài khấn chúng sinh tháng 7

Bài khấn chúng sinh tháng 7

Ở một số vùng miền nam còn có tập tục giật cô hồn với ý nghĩa là cho cái xui rủi đi theo, càng nhiều người giật thì gia chủ càng may mắn và tài lộc. Sau khi khấn xong chủ nhà thường đem mâm đồ đã cúng ra cho mọi người giành giật nhau. Đây cũng là một trong những nét đặc sắc của các nghi lễ này ở miền Nam, được xem là hoạt động góp vui để xoá đi không khí ảm đạm của cả tháng 7 âm u. Sau khi hoàn tất, chủ nhà sẽ đem muối, gạo và nước rải khắp sân nhà với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ đi tránh bị quấy nhiễu và đốt quần áo, tiền giấy đã chuẩn bị.

 


Bài viết liên quan