Tết Đoan Ngọ cúng gì và ăn gì cho đúng ?

Tết Đoan ngọ là ngày tết quen thuộc với người Việt Nam, còn được gọi với cái tên khác là tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, mỗi gia đình đều có mâm lễ tổ tiên, trời đất. Nên việc chuẩn bị lễ vật là việc luôn cần làm vào ngày này. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ cúng gì luôn là một câu hỏi  được nhiều người Việt quan tâm.

 Vậy thì cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm những gì? 

Tết đoan ngọ cúng gì cũng không được nói rõ trong ấn phẩm lịch sử hay dân gian truyền lại nào. Đặc trưng của tết Đoan Ngọ Việt Nam là hướng về cội nguồn, về cộng đồng nên ông bà ta thường làm mâm cơm, canh, bánh trái, chè xôi và rượu dâng cúng ông bà tổ tiên, thổ thần, đất đai, viên trạch để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây lành trái ngọt, nhà nhà yên vui. Vì vậy trong nhân gian mới có câu “ tháng 4 ăn đậu nấu chè, ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng 5”. Thông thường trong mâm cơm cúng của người Việt sẽ không thể thiếu món cơm nếp và hoa quả, tuy nhiên tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật và chết biến dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau. Một mâm lễ cúng tết Đoan Ngọ của người miền Bắc sẽ không thể thiếu những thứ sau: Hương hoa, vàng mã , nước , rượu nếp, các loại hoa quả, bánh tro, xôi, chè.

 

                          

 Mâm cơm cúng tết Đoan Ngọ miền Bắc

Mâm cơm cúng tết Đoan Ngọ miền Bắc

Theo quan niệm của nhân gian, vị nồng của cơm nếp kết hợp với men cay của rượu sẽ có tác dụng diệt trừ độc tố, kí sinh trong cơ thể. Rượu nếp của người miền bắc thường được làm từ loại nếp lức, hoặc loại nếp cẩm. Tuy nhiên để đảm bảo được vị ngon nhất, mọi người thường dùng loại nếp cẩm, đặc biệt là loại nếp cẩm Tây Bắc để làm thành cơm rượu nếp cẩm trong ngày tết Đoan Ngọ, cơm rượu miền Bắc hạt mềm , rời, không quá nồng nhưng 2 miền còn lại. 

Cơm rượu miền Bắc

Cơm rượu miền Bắc

Trong khi đó, hoa quả được lựa chọn chủ yếu là các loại quả mùa hè, có tính nóng, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái Mận, Đào, Vải, Chôm Chôm, Dưa Hấu. Những loại hoa quả nổi tiếng như Mận Sơn La, Đào Hải Dương, Vải Thanh Hà. Nếu thiếu đi những loại hoa quả này thì tết Đoan Ngọ của người miền bắc sẽ thiếu đi nhiều ý nghĩa. 

hoa quả cúng tết

                                                                          hoa quả cúng tết

Ở 1 số địa phương, cúng gì cũng không thể thiếu được món bánh tro, bởi người ta tin rằng khi ăn loại bánh này, mọi bệnh tật sẽ tiêu tan. Riêng người Nùng ở Mường Khương- Lào Cai còn làm bánh khúc để dâng cúng tổ tiên, thần thánh trong dịp tết giết sâu bọ.

                 

Bánh Tro cúng tết Đoan Ngọ

Bánh Tro cúng tết Đoan Ngọ

Nhiều vùng ở Nam Bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn tổ chức kết hợp nhiều loại lễ hội trái cây, miệt vườn đặc sắc. Các hoạt động chính trong các lễ hội này thường là thăm quan, du lịch, về những miệt vườn xưa, hái thuốc, phát thuốc, cúng tổ, mừng mùa màng thắng lợi, biểu diễn văn nghệ và tổ chức các trò chơi dân gian. Dần dần chúng đã trở thành nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của người Nam Bộ, thu hút hàng vạn khách tham quan từ trong và ngoài nước tham gia.

                              

 Lễ hội tết Đoan Ngọ

Lễ hội tết Đoan Ngọ

 Ăn tết Đoan Ngọ là một nét đẹp văn hóa mà các thế hệ người Việt cần lưu giữ và bảo tồn để không bị mai một theo dòng chảy thời gian cùng xu thế phát triển của thời đại.


Bài viết liên quan