Triết lý kinh doanh người Hoa: Chữ tín là vốn quí nhất

Đối với doanh nhân người Hoa, chữ “tín” là hàng đầu trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ “tín” còn được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.

1_51249

Nhiều nhà nghiên cứu lý giải việc kinh doanh thành công của người Hoa là vì họ rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trong nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Kinh Đô, cho biết: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.

Những người không có chữ “tín”, mà làm ngược lại sẽ không được giữ lại trong hệ thống kinh doanh của họ. Gia đình, thân tộc, cộng đồng là chỗ dựa và là nền tảng khởi đầu để người Hoa khởi nghiệp kinh doanh.

Khát vọng làm ăn lớn

0_055089001250771431_jpg

Ông Lê Phụng Hào – Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh Đô từng làm ăn nhiều năm với người Hoa nhận xét: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rất dài hơi. Họ luôn đi đầu, nhạy bén, có khát vọng lớn và làm ăn lớn. Chữ “tín” củng bắt nguồn từ chỗ ấy”.

Trong vòng 24 năm, từ một trụ sở nhỏ và phân xưởng tại quận 6, Tp.HCM, cho đến nay Kinh Đô đã có mô lớn từ Bắc tới Nam. Từ qui mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Kinh Đô nay đã phát triển rất mạnh

Ông Hào nói, Từ cơ sở gia đình rồi sang công ty TNHH rồi công ty cổ phần và đưa cổ phiếu lên sàn là quá trình nỗ lực không ngừng của Kinh Đô cũng như các doanh nghiệp người Hoa khác. Trong thời kì hội nhập, họ đã có những thoát khỏi cách thức làm ăn truyền thống.

TS. Trần Khánh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nhận xét người Hoa đặt sự tồn tại và thành đạt của mình trong sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp. Chức năng xã hội trong hoạt động doanh nghiệp và chức năng kinh tế. Coi trọng đầu tư mở rộng uy tín. Đề cao hoạt động doanh nghiệp.

Tại Tp.HCM, doanh nghiệp người Hoa chiếm 30%/tổng số doanh nghiệp thành phố nhưng chỉ chiếm 7% dân số. Số doanh nghiệp này đã đóng góp nhiều cho nền kinh tế TP.HCM.

Chữ “tín” giá ngàn vàng!

15032124_1525729167454297_4460572651299180522_n

Câu chuyện của ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long 1 (Bình Dương, chuyên về sản phẩm gốm sứ), bắt đầu bằng chữ “tín”.

Ông Minh nói: “Trong kinh doanh người Hoa luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu. Chữ “tín” đáng giá ngàn vàng. Có chữ “tín” là có tất cả. Có chữ “tín” không cần vốn mà vẫn có thể làm ăn”.

Chữ “tín” của người Hoa không hoa mỹ, không cầu kỳ. Đơn giản: không gian dối, là sự tin cậy nhau trong quan hệ làm ăn, không lươn lẹo, là sự tin thực. Cũng nhờ chữ “tín” mà lâu nay người Hoa rất đơn giản giảm thiểu hợp đồng giấy tờ, thủ tục, giảm thiểu việc ký tá, giao kèo và rất ít tranh chấp, kiện cáo nhau ra tòa.

Theo ông Minh, nếu có tranh chấp, bất đồng mà hai bên giải quyết không xong, người Hoa  sẽ nhờ người được trọng nể trong hội hoặc người có uy tín, trong nghề đứng ra phân giải.

Chữ “tín” là vốn liếng quí nhất mà các doanh nhân người Hoa mang theo suốt cuộc đời mình, đồng thời truyền lại cho con cháu. Nhờ chữ “tín” của cha và gia đình ông, nên ngay những ngày đầu thử khởi nghiệp nghề gốm sứ ông Minh đã được chủ xưởng thạch cao Minh Phát ở Lái Thiêu bán thiếu, bán chịu nguyên liệu.

Ông Minh chia sẻ kinh nghiệm thành công: “Đơn giản, rất đơn giản, đó là niềm đam mê. Nhưng để nuôi được niềm đam mê đó thì không đơn giản chút nào”.

Theo ông, đam mê phải bắt nguồn từ cái tâm chứ không phải từ đầu óc. Sự đam mê đã thôi thúc ông Minh đi từ Nam ra Bắc, từ Á sang Âu đào từng cục đất, học từng nét cọ, xem từng dây chuyền công nghệ để rồi ở mỗi nơi ông tích góp từng ít, từng ít những nét đẹp, những điều hay gom về cho sản phẩm của mình. Quan niệm của ông Minh là “tận nhân lực rồi mới tri thiên mệnh”, tức phải làm cố gắng hết sức rồi mới chờ mệnh trời.

“Tuy nhiên điều đó sẽ vô nghĩa nếu như không có cộng đồng và không có những người anh em”, ông Minh nói. Tại Bình Dương có rất nhiều cơ sở làm nghề gốm sứ, đa số là của người Hoa. Mỗi người chủ, mỗi cơ sở đều có những bí quyết riêng, ai cũng giấu kín để giữ gìn nhưng trong trong cuộc sống, quan hệ công việc, họ sẵn sàng giúp nhau, kể cả mối lái và chuyện tiền bạc.

Ông Minh nhớ lại: “Nhớ lúc mới vào nghề, lúc gặp khó khăn tôi phải mang sản phẩm của mình sang nung nhờ ở những lò nung của người khác. Ai củng giúp đỡ cả. Tuy là việc nhỏ nhưng nếu không có những lần đó, chưa chắc tôi có được ngày hôm nay”.

Ông Minh cũng không quên nhắc đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong suốt thời gian qua. “Đó là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối.

* Những đặc trưng về văn hóa kinh doanh của người Hoa

– Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật.

– Đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống.

– Chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bạn bè.

– Đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư.

– Kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện đại…

Những triết lý này người Việt cần học hỏi để cùng nhau vươn xa ra thế giới và cùng nhau phát triển bền vững.


Bài viết liên quan