Cầu Cát Lái đã xác định thời điểm chính thức khởi công

Nhiều năm qua, người dân hai địa phương TPHCM và Đồng Nai đều muốn sớm có một cây cầu thay thế phà Cát Lái. Có cầu, đường đi từ Q2 (TPHCM) đến Nhơn Trạch (Đồng Nai) được thông suốt, nối liền mạng lưới giao thông TPHCM – Bà Rịa-Vũng Tàu – Đồng Nai.

Tuy nhiên, trải qua 2 thập niên, cây cầu nối đôi bờ vẫn là mơ ước. Ông Lương Văn Giàu – nguyên phó giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Đồng Nai – nhớ lại: “Năm 2003, tôi còn làm thì được giao phụ trách mảng cầu, đường. Khi đó chủ trương làm cầu Cát Lát đã có, chỉ còn lập dự án đầu tư, nhưng sau đó hai bên TPHCM, Đồng Nai có ý kiến khác nhau nên dự án làm cầu vẫn còn ì ạch“.

Theo ông Giàu, đến thời điểm năm 2005 cũng đã lập dự án làm cầu và đường với chiều dài gần 18km, tổng đầu tư cho cả hai giai đoạn gần 5.800 tỉ đồng. Trong đó riêng cầu dài gần 2,3km, còn phần đường bên phía TPHCM hơn 10km. Nhiều lãnh đạo trung ương về Đồng Nai cũng có ý kiến đồng tình giao Đồng Nai làm cầu nối quận 2, quận 9 để kết nối hạ tầng khu vực kinh tế TPHCM và huyện Nhơn Trạch.

Vậy mà đã gần 20 năm trôi qua, nhiều thế hệ lãnh đạo đã nghỉ hưu nhưng cầu Cát Lái vẫn chưa làm. Nếu cây cầu này được làm sớm vừa thuận lợi đi lại cho người dân, vừa thúc đẩy kinh tế – xã hội cho cả khu vực huyện Nhơn Trạch từ rất lâu…” – ông Giàu tâm sự.

Những câu hỏi “Cầu Cát Lái bao giờ khởi công“, “Khi nào xây cầu Cát Lái“, “Tại sao không xây cầu Cát Lái“, “Thống nhất phương án xây cầu Cát Lái” đã văng vẳng từ 2 thập kỷ, càng lúc càng dồn dập cho đến thời điểm hiện tại, và ngày hôm nay, tất cả người dân của 2 địa phương Q2 (TPHCM), Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã có câu trả lời.

Theo nguồn tin chính thức từ báo điện tử VnExpress, một tờ báo tiếng Việt được nhiều người xem nhất, đã xác định thời gian khởi công xây dựng cầu Cát Lái là năm 2021. Chính xác là trong năm 2021, cầu Cát Lái sẽ khởi công, cầu có phần chính dài 650m, rộng 37,7m gồm 6 làn xe cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5m; kết cấu bằng dây văng hai trục tháp.

Mô hình cầu Cát Lái

Mô hình cầu Cát Lái

Với kinh phí 7.200 tỷ đồng, Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ cho tách dự án thành 3 phần. Phần đường dẫn phía quận 2 dài 623m sẽ do TPHCM thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT). Phần đường dẫn tương tự phía Nhơn Trạch, và phần cầu chính sẽ do Đồng Nai phụ trách.

Sau nhiều lần họp giữa hai địa phương, điểm đầu của cầu dự kiến ở cao tốc Bến Lức – Long Thành tại xã Phước Khánh (Nhơn Trạch), vượt sông Đồng Nai và kết nối vào đường Vành đai 2 – TPHCM (cách đường dẫn cầu Phú Mỹ khoảng 1km và cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 2,3km).

Ông Cao Tiến Dũng (đeo kính), Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thị sát nơi xây cầu hồi tháng 5. Ảnh: Thái Hà.

Ông Cao Tiến Dũng (đeo kính), Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thị sát nơi xây cầu hồi tháng 5. Ảnh: Thái Hà.

Ngoài giảm tải cho phà Cát Lái, đây là dự án được đánh giá là quan trọng trong hệ thống giao thông giữa hai địa phương khi sân bay Long Thành đưa vào hoạt động năm 2025. Lúc đó, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C hình thành tuyến kết nối TPHCM – sân bay Long Thành, chia sẻ lượng xe với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây vốn đang quá tải.

Và bây giờ, cầu Cát Lái đã không còn là mơ ước. Những người dân ở quận 2 – Nhơn Trạch hãy đếm ngược trong hạnh phúc để chào đón giây phút ngọt ngào, giây phút kết nối đôi bờ của 2 thập kỷ qua.

Nguồn: VnExpress
Tổng hợp: Thu Nguyên


Từ khoá: cầu Cát Lái

Bài viết liên quan