Xu hướng quy hoạch đa trung tâm tại các thành phố lớn trên thế giới

Mô hình thành phố theo hướng đa cực, giải pháp giúp đô thị phát triển bền vững, đang dần hình thành tại Hà Nội và TP HCM với nhiều đại đô thị mới.

Nhận định về xu hướng đa trung tâm

Theo ông Aleksandar Sasha Zeljic, Giám đốc thiết kế Công ty Genster (Mỹ), mô hình thành phố lớn kiểu truyền thống với trung tâm kinh tế lõi, bao quanh là các vùng có mật độ giảm dần, đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Xu hướng đa trung tâm được coi là giải pháp phát triển đô thị bền vững trong tương lai. Ở đây, các đô thị vệ tinh với quy hoạch hạ tầng đồng bộ, phát triển nhiều loại hình công việc, nhà ở và giải trí, với không gian rộng rãi hơn. Những “thành phố trong thành phố” này hứa hẹn mang tới cơ hội cuộc sống tốt hơn cho hàng triệu người, cả những cộng đồng di dân về thành phố trong vài thập kỷ tới.

Khái niệm này không mới. Tại Mỹ, những đại đô thị nằm giữa và phía Nam New York phát triển trước khi hợp nhất với những khu vực lân cận như Bronx, Queens, Brooklyn và đảo Staten. Trong khi London đã hình thành một cách tự nhiên như một thành phố đa trung tâm, với nhiều thị trấn và làng mạc phát triển như những đô thị lớn.

Lúc này, New York và London cũng chứng kiến sự hình thành của nhiều cụm đô thị mới. Trong khi đó, các thành phố dựa trên mô hình kinh tế lõi, như Toronto và Hong Kong đều đang bắt đầu kéo giãn mật độ ra ngoài trung tâm.

Ở Đông Nam Á, vùng đô thị Manila Phillipines có tới 16 thành phố riêng lẻ, cùng 12 triệu dân. Đây là một trong những khu vực có đô thị dày đặc nhất thế giới, là một hình mẫu của sự mở rộng đa trung tâm. Và cũng là một trong những khu vực giàu có nhất của khu vực.

Các chuyên gia kiến trúc và đô thị hóa nhận định rằng, việc phát triển thành phố theo hướng đa trung tâm sẽ là giải pháp giảm tải áp lực tại khu vực nội đô. Đơn cử những bất cập trong công tác quản lý đô thị, thiếu bến và bãi đỗ xe, thiếu không gian công cộng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường…

Thành phố đa cực tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hai thành phố lớn nhất cả nước đều manh nha hình thành những khu vực trung tâm mới. Ở TP HCM, ngoài khu vực nội đô được cải tạo lại, chính quyền đã có định hướng phát triển theo bốn hướng: phía Đông (quận 2, 9, Thủ Đức), phía Nam (quận 7, Nhà Bè) và phía Tây Bắc (quận 12, Hóc Môn, Củ Chi), phía Tây Nam (Bình Chánh, Tân Phú, Bình Tân).

Với định hướng này, mỗi quận sẽ là một trung tâm, với hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, khu vui chơi giải trí sầm quất… Đặc biệt mới đây, TP HCM dự kiến sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập thành phố phía Đông với quy mô hơn 1 triệu dân. Đây sẽ là mô hình “thành phố trong lòng thành phố” đầu tiên tại TPHCM, góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của đô thị lớn nhất cả nước. Quy hoạch này nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như xa lộ Hà Nội, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng…).

Trước đó, hàng loạt chủ đầu tư lớn đã chuyển hướng đầu tư vào các khu vực ven đô, với nhiều khu trung tâm mới đã xuất hiện như khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại khu Nam hay đại đô thị Vinhomes Grand Park tại khu Đông. Theo định hướng đó, đại diện Vingroup kỳ vọng đại đô thị Vinhomes Grand Park có cơ hội trở thành trung tâm mới của Thành phố Đông sớm được hình thành trong tương lai gần.

Cùng sự xuất hiện của các khu đô thị mới, Hà Nội đang dần phát triển theo mô hình đa cực như Ciputra và Thành phố thông minh phía Bắc, Gamuda Lakes phía Nam, Vinhomes Ocean Park ở phía Đông; Vinhomes Smart City và Bắc An Khánh ở phía Tây…

Các đại đô thị này dự tính thu hút cộng đồng cư dân từ nội thành ra ngoài thành, tạo nên những trung tâm mới. Điều này càng khả thi hơn khi các công trình giao thông đang ngày càng hoàn thiện.

Tại Gia Lâm, nút giao kết nối đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã khởi công từ đầu năm nay. Dự án nâng cấp hoàn chỉnh có nhánh kết nối trực tiếp vào và ra cao tốc, đường đô thị song hành để di chuyển vào dự án Vinhomes Ocean Park. Trước đó, Tập đoàn Vingroup xin chủ trương đầu tư xây dựng thêm hai cầu vượt tại ngã tư giao giữa đường Đông Dư – Dương Xá và tuyến đường song hành cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kề cận đại đô thị của tập đoàn này.

Doanh nghiệp này cho biết sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai đường nhánh lên xuống cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại vị trí cổng vào Đại học VinUni, kết nối trực tiếp vào đại lộ 52m, đáp ứng nhu cầu di chuyển tới các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên của cư dân Vinhomes Ocean Park.

Mới đây, Hà Nội cũng thông qua chủ trương triển khai hai tuyến đường sắt đô thị trọng yếu số 3 và 5. Trong đó, tuyến số 5 Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc với tổng vốn đầu tư dự kiến 65,4 nghìn tỷ đồng sẽ đi qua trục chính đại lộ Thăng Long.

Hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh về đêm đẹp nhất - Sài Gòn về đêm ...

 

Tuyến đường hoàn thiện sẽ mang lại tiềm năng tăng giá trị bất động sản cho các dự án như Vinhomes Smart City, An Lạc Green Symphony, Khu đô thị Vườn Cam, Geleximco Lê Trọng Tấn…

Một chuyên gia bất động sản nhận định các trung tâm mới hình thành sở hữu nhiều ưu điểm như tiện ích hiện đại, đa dạng hơn do được đầu tư đồng bộ ngay từ đầu. Những đại dự án này có diện tích lớn, không gian sống rộng rãi, nâng tầm chất lượng sống cho cộng đồng cư dân.

“Những khu đô thị ven đô thu hút cộng đồng công dân trẻ trung, năng động, sẵn sàng dịch chuyển ra khỏi lõi nội đô để tận hưởng cuộc sống mới với đầy đủ tiện nghi nhờ đó giảm tải dân số cơ học cho nội đô cũng như nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác”, vị này nói.


Bài viết liên quan